thumbnail

Trái đất có hình gì? Thuyết nhật tâm và thuyết địa tâm?

Trái đất có hình gì? Thuyết nhật tâm và thuyết địa tâm?

Đố các bạn: “Trái đất hình gì?”. Tôi tin rằng các bạn đang đọc đều có câu trả lời rất chính xác là “Hình cầu” – Địa Cầu. Nó quá dễ với các bạn đúng không ạ? Vậy các bạn có muốn biết, con người đã cần bao nhiêu năm để chứng minh được rằng Trái Đất là “Hình Cầu” không? Chúng ta cùng tìm hiểu ha!

Những quan niệm cổ đại nhận định về Trái Đất

Đây là những quan điểm phổ biến về Trái Đất ở thời cổ đại được con người quan sát bằng mắt thường rồi suy tưởng và coi đó là điều đúng đắn.
- Người Babylon nghĩ rằng Trái Đất có hình lõm xuống để có thể chứa mọi vật bên trong.
- Người Ai Cập lại nghĩ Trái Đất có hình vuông với những dãy núi chắn tại chân trời để chống đỡ vòm trời. 
- Hay nhận định: Trái đất là một cái đĩa phẳng được nâng đỡ bởi người khổng lồ hoặc một con vật như trâu hoặc rùa.
- Trái Đất luôn luôn đứng im

Các nhà khoa học thời cổ đại nhận định về Trái Đất

Các nhà khoa học, thiên văn học bấy giờ cũng đã và đang nghiên cứu về Trái Đất và Vũ Trụ. Họ cũng đưa ra các nhận định, dẫn chứng, niềm tin của mình. Từ đây, các cuộc chiến khoa học dần dần được bùng nổ khiến lĩnh vực khoa học có nhiều bước tiến mới.

Pythago (sinh khoảng năm 580 đến 572 TCN - mất khoảng năm 500 đến 490 TCN) – triết gia kiêm nhà toán học lỗi lạc người Hy Lạp, là người đầu tiên đưa ra giả thuyết Trái Đất hình cầu vào những năm 500 TCN. Ông chỉ dựa trên góc nhìn thẩm mĩ của riêng mình: “Hình cầu là hình dạng hoàn hảo nhất”. Ông dạy cho những môn đồ rằng: Trái Đất là một hình cầu, nhưng không phải ở trung tâm; họ tin rằng nó chuyển động quay quanh một ngọn lửa thần bí – Thuyết nhật tâm (Aristarchus – người viết quyển sách đầu tiên làm chứng về thuyết nhật tâm, nhưng sau đó bị bác bỏ và lãng quên).

Một thế kỷ sau, nhà triết học Plato cũng đưa ra ý kiến tương đồng với Pythago rằng Trái Đất hình cầu và khiến nhận định này trở nên phổ biến. Tuy nhiên, Plata và học trò mình là Aristole lại dẫn chứng Trái Đất là trung tâm vũ trụ, ông cho rằng trái đất đứng yên còn mặt trời, mặt trăng, các hành tinh và những ngôi sao chuyển động xung quanh nó theo những quỹ đạo tròn. - Thuyết địa tâm. Ý tưởng này đã được Ptolemy phát triển thành một mô hình vũ trụ hoàn chỉnh vào thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên.

Thời cổ đại làm chứng Trái Đất có dạng hình cầu

Đến thời đại này đa phần đều đã ủng hộ nhận định rằng Trái Đất là hình tròn, nhưng vẫn chưa có một phương pháp nào có thể chứng minh điều đó. Tiên phong trong công cuộc chứng minh Trái Đất không chỉ là hình tròn mà còn là hình cầu: Aristole – triết gia người Hy Lạp vĩ đại nhất thời bấy giờ. Ông đã đưa ra một vài bằng chứng chứng minh Trái đất hình cầu trong cuốn sách On the Heavens – Trên thiên đàng, viết vào năm 350 TCN.

Aristole đã đưa ra những dẫn chứng về trái đất có hình cầu như:
- Chúng ta có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất trên Mặt Trăng trong các kì nguyệt thực. Nó luôn có dạng tròn bất kể Trái Đất ở vị trí nào trên vòng xoay của nó.
- Vị trí các vì sao sẽ khác nhau khi chúng ta nhìn ở những nơi khác nhau trên Trái Đất. Những vì sao ở Ai Cập ko thể thấy được ở Cyprus cách đó 1.000 km.

Ông khẳng định rằng: “Điều đó chứng minh, Trái Đất không chỉ có dạng tròn mà ắt hẳn nó còn là một khối cầu với kích thước không lớn lắm. Nếu không, chỉ cần thay đổi địa điểm một chút thôi, không thể nhận ra sự khác biệt nhanh chóng và rõ ràng như vậy.”

Thuyết địa tâm thống trị đến tận thời tiền hiện đại

Mô hình địa tâm (Trái đất là trung tâm) cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ và mặt trời cùng các hành tinh khác quay quanh nó. Mô hình này được coi là tiêu chuẩn thời Hy Lạp cổ đại, được cả Plato, Aristotle và Ptolemy, cũng như các nhà triết học Hy Lạp đồng thuận rằng Mặt trời, Mặt trăng, các ngôi sao và những hành tinh có thể quan sát được bằng mắt thường đều quay quanh Trái Đất. Các nhận định tương tự cũng đã xuất hiện ở thời Trung Quốc cổ đại. Cùng thời đại Aristarchus xứ Samos đã đưa ra mô hình nhật tâm của hệ mặt trời, nhưng đã bị phủ nhận và lãng quên.
- Theo Plato: Trái Đất hình cầu, và nằm ở trung tâm vũ trụ. Các ngôi sao và các hành tinh được gắn trên các mặt cầu quay quanh Trái Đất, với thứ thự (từ trong ra ngoài): Mặt Trăng, Mặt trời, Sao Kim, Sao Thuỷ, Sao Hoả, Sao Mộc, Sao Thổ, các ngôi sao cố định.
- Theo hệ Ptolemy: mỗi hành tinh chuyển động trên hai hay nhiều mặt cầu: một mặt cầu chính với tâm là Trái Đất, và các mặt cầu khác được gọi là ngoại luân nằm trên mặt cầu chính. Thứ tự các hành tinh từ Trái Đất trở ra theo hệ Ptolemy như sau: Mặt Trăng, Sao Thủy, Sao Kim, Mặt Trời, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Các định tinh.

Sự tái xuất của thuyết nhật tâm làm chấn động dư luận

Mãi cho đến thế kỉ XVI, Nicolaus Copernicus (1473-1543) là nhà thiên văn học người Ba Lan, ông đã đưa ra thuyết nhật tâm (ngược với thuyết địa tâm), cho rằng Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ, các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời, Trái Đất quay xung quanh trục của nó trong khi chuyển động quanh Mặt Trời. (Trước đó mô hình nhật tâm đã được đề xuất bởi một số nhà thiên văn Hy Lạp, tuy nhiên nó đã bị lãng quên bởi hằng ngày con người chứng kiến chuyển động nhật động và quan điểm duy trì bởi Giáo hội đều chống lại mô hình này). Học thuyết này đưa ra đã gây xôn xao dư luận lúc bấy giờ, nhiều cuộc tranh cãi đã diễn ra. Một trong những người dám đứng ra ủng hộ và bảo vệ học thuyết của Copernicus là Galileo Galilei.

Với sự phát minh ra kính viễn vọng năm 1609, những cuộc quan sát đầu tiên do Galileo tiến hành. Tháng 12 năm 1610, Galileo Galilei đã sử dụng kính viễn vọng của mình chứng minh rằng Sao Kim có trải qua các tuần, giống như các tuần Mặt Trăng. Đây là một bằng chứng cho thấy sự không chính xác của hệ Ptolemy.

Galileo Galilei đã đứng ra bảo vệ thuyết nhật tâm, ông viết cuốn sách “Đối thoại về hai hệ thống thế giới”, xây dựng lập luận ủng hộ học thuyết của Copernicus, phản đối quan điểm độc đoán của nhà thờ lúc bấy giờ và chống lại thuyết địa tâm đã thống trị từ rất lâu. Học thuyết của Galileo Galilei vừa ra đời đã bị nhà thờ và Giáo hội phản bác, coi rằng học thuyết của ông là dị đoan. Cuối cùng, vào năm 1633, ông bị gọi ra trước tòa án dị giáo, bị kết án và ra lệnh bỏ tù, phán quyết này sau đó được đổi thành quản thúc tại gia cho đến khi ông qua đời. Tương truyền rằng, sau khi bước ra khỏi cửa tòa án, ông đã bực tức nói to: “Dù sao Trái Đất vẫn quay!”. Hơn 300 năm sau, Giáo hoàng La Mã đã công nhận rằng Galileo Galilei đã đúng. Nhà thờ cũng đã giải tội cho ông.

Khoa học hiện đại đã làm sáng tỏ những nhận định trên về Trái Đất

Năm 1687, Isaac Newton đưa ra định luật hấp dẫn vũ trụ, cho rằng lực hấp dẫn là lực khiến Trái Đất và các hành tinh chuyển động trong vũ trụ cũng như giữ không khí không bị bay đi mất.

Năm 1838, nhà thiên văn học Friedrich Wilhelm Bessel đã đo thành công thị sai của ngôi sao 61 Cygni, và đây được coi là bằng chứng cuối cùng cho thấy Trái Đất đang chuyển động.

Từ quan điểm khoa học hiện đại, đặc biệt theo thuyết tương đối rộng của Einstein, không hề có hệ tham chiếu tuyệt đối, mà chỉ có những hệ tham chiếu thích hợp hay không thích hợp cho một mục đích quan sát mà thôi. Một hệ tham chiếu với Trái Đất là trung tâm thích hợp cho những hoạt động thường ngày và đa số các thực nghiệm khác, nhưng nó lại không phải là một lựa chọn tốt cho cơ học hệ mặt trời và du lịch không gian. Trong khi hệ tham chiếu với mặt trời ở trung tâm thích hợp hơn cho những trường hợp đó, thiên văn học thiên hà và ngoại thiên hà dễ tiếp cận hơn nếu coi Mặt trời không đứng yên cũng không phải là trung tâm vũ trụ mà đang quay quanh trung tâm ngân hà.

Vào ngày 10/11/1967, Vệ tinh ATS-III của NASA đã chụp bức ảnh màu đầu tiên về Trái Đất. Và thời gian sau đã xuất hiện hàng loạt các bức ảnh về Trái Đất và Vũ trũ làm chứng cho các khái niệm sau là đúng:

+ Trái đất có hình cầu – Địa cầu
+ Trái đất lơ lửng trong không gian vũ trụ
+ Mặt trăng quay quanh Trái Đất
+ Trái đất tự quay quanh trục của nó và quay quanh hệ mặt trời
+ Hệ mặt trời quay quanh dải ngân hà
+ Thứ tự các hành tinh được sắp xếp (từ trong ra ngoài) như sau: Mặt Trời, Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương và hành tinh thứ 9 (Planet Nine).

Đăng ký nhận Email

Bình luận

SMini360 - Sức mạnh ngôn từ

Smini360 Chân thành chia sẻ đến các bạn độc giả những câu danh ngôn, ngạn ngữ, ca dao, tục ngữ, những câu nói, lời hay, ý đẹp. Những kiến thức ngôn từ, đúc kết tri thức tinh hoa của toàn nhân loại đã được đổi lấy bởi bao nhiêu sự hy sinh, cay đắng của các danh nhân, các thế hệ, các nước trên toàn thế giới. Không chỉ vậy các bạn còn có được những giây phút thoải mái, thư giãn cùng vô vàn lượng kiến thức sâu sắc được ẩn sâu bên trong những câu truyện hay, thú vị và tràn đầy ý nghĩa mà SMini360 tống hợp và gửi tặng bạn. Thân gửi bạn đọc những điều tốt đẹp nhất. Chân thành chia sẻ!